Phu Văn Lâu - Dấu tích lịch sử đáng trân trọng của xứ Huế

Có bao giờ bạn tự hỏi trên mặt sau tờ 50.000 đồng phát hành năm 2003 là chân dung của địa điểm văn hoá lịch sử nào ở đất nước Việt Nam ta không? Trong bài viết này, hãy cùng tôi tìm hiểu về vẻ đẹp lịch sử của Phu Văn Lâu - công trình được in trên mặt sau tờ tiền 50.000 của Việt Nam.
Ảnh: Nam Anh

Phu Văn Lâu - Dấu tích lịch sử đáng trân trọng của xứ Huế

Phu Văn Lâu (TP Huế) là một trong những công trình được xây dựng từ thời vua Gia Long. Công trình này là địa điểm được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng.
Nằm trên trục đường chính của cụm di tích cố đô Huế, Phu Văn Lâu tô thêm vẻ đẹp cổ kính, yên bình cho xứ Huế. Nghênh Lương Đình là điểm dừng chân của du khách khi tham quan các di sản văn hóa trong chương trình. Phu Vân Long là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử gắn liền với sự phục hưng của các vị vua yêu nước.
Phu Văn Lâu (hay còn gọi là lầu Phu Văn) nằm ngay trên trục chính của Hoàng thành Huế (phường Phú Thuận, TP Huế). Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long. Đây được coi là công trình tô điểm cho bộ mặt của kinh thành Huế.
Phu Văn Lâu được dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Đây còn là lầu danh dự của giới nho sinh, là nơi xướng danh và dán tên của các vị thi đậu tiến sĩ dưới thời nhà Nguyễn.
Ảnh: Nam Anh
Phu Văn Lâu được xây dựng hầu hết bằng gỗ lim quý hiếm với 16 cột, 2 tầng mái lợp ngói lưu ly. Đây là loại ngói gắn liền với các công trình kiến trúc của Việt Nam từ ngàn xưa. Tầng trệt có lan can cao 65cm, quét lớp vôi màu vàng nhạt, không có tường vách, phía trước và hai bên có bậc cấp lên xuống. Trừ những ngày niêm yết chiếu thư, dụ chỉ và kết quả khoa bảng, còn lại không gian này được để trống hoàn toàn.
Phu Văn Lâu từng bị sập một góc trái do mối mọt vào tháng 5/2014. Ngay sau đó, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tiến hành trùng tu với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Tuy đã trải qua nhiều lần tu bổ nhưng công trình này vẫn còn giữ nguyên được nét kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn.
Từ năm 1993, Phu Văn Lâu cùng với hệ thống di tích ở cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Ngoài ra, bởi lẽ nét đẹp lịch sử khó tàn phai, Phu Văn Lâu còn là nguồn cảm hứng và nhiều lần xuất hiện trong những tác phẩm văn học như Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu (2001) của tác giả Nguyễn Lý Tưởng, hay ở những tác phẩm nghệ thuật như ca khúc Ai ra xứ Huế của tác giả Duy Khánh.
Cho đến bây giờ, Phu Văn Lâu vẫn là một niềm tự hào to lớn đối với người dân xứ Huế.
Nguồn: Hue, truely Vietnam

Bài viết liên quan:

KOS SHOP

KOS Shop chuyên kinh doanh các sản phẩm du lịch như vali, balo, túi xách, phụ kiện đi du lịch cao cấp từ Ý, Mỹ. Hiện KOS Shop đang có mặt tại TPHCM, Hà Nội, Biên Hòa Thông tin liên hệ KOS SHOP Văn phòng đại diện: 322 Trường Chinh, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 18008050 Hashtag : #KOS #KOSSHOP #Valikeo #Valihanghieu #Balocaocap #Valichinhhang #LSMVTeaser #BTS_Butter #ForaBolsonaro #Butter10thNo1OnHot100 #WeMakeHistoryTogetherARMY #BelajarBarengTREASURE #IncarnationDay_SantRampalJi #Sismo #彼女はキレイだった #velatobkk #7deSetPelaLiberdade #FakeLove1B #7SForaBolsonaro #EMSEARTHMIXSPACE #السعوديه_عمان Ngoài ra: bạn có thể tham khảo các MXH khác của KOS tại: Wixsite KOS Shop, KOS wordpress, KOS SHOP Lịnkedin, Edublog KOS SHOP,....

3 Nhận xét

  1. Nghe bảo hồi trước có lần vua Nguyễn đứng trên lầu Phu Văn Lâu để xem một trận Hổ quyền.

    Trả lờiXóa
  2. Mình thấy di tích lịch sử này khá là hay và đáng được trân trọng

    Trả lờiXóa
  3. Đã đến Phu Văn Lâu rất nhiều lần rồi, vẫn luôn ấn tượng và thật rất ngưỡng mộ một công trình tuyệt hảo từ ông cha ta ngày xưa

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn